Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Những siêu máy tính tiêu biểu hiện nay (Phần 1)

Siêu máy tính được tạo ra để phục vụ những công việc tính toán cực nặng mà con người và những loại máy tính thường không thể xử lý nổi.
Siêu máy tính nhanh thứ 5 trên thế giới
 
 
Tsubame 2.0
 
Năm ra đời: 2010
 
Chiếc siêu máy tính của Nhật Bản được đặt tại Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Tokyo, nó nhanh hơn đến 12 lần so với chiếc siêu máy tính trước đó của Nhật, hiện đặt tại Trung Tâm Năng Lượng Hạt Nhân Quốc Gia.
 
Chiếc siêu máy tính này được sử dụng để nghiên cứu bởi các sinh viên và một vài người dùng độc lập tại Nhật. Sử dụng các phần mềm của Microsoft và Linux, Tsubame có thể chạy được với tốc độ 1,2 peta-flops (1,2 triệu tỉ phép tính trên giây).
 
Siêu máy tính nhanh thứ 4 trên thế giới
 
 
Nebulae
 
Năm ra đời: 2009
 
Nebulae là một trong những chiếc siêu máy tính đa năng nhất trên thế giới. Cách thiết kế cho phép nó được điều chỉnh hoạt động với những nhiệm vụ khác nhau. Được đặt tại Trung Tâm Siêu máy tính Quốc Gia tại Thâm Quyến, Trung Quốc, Nebulae có thể chạy với tốc độ 1,27 peta-flops (1,27 triệu tỉ phép tính trên giây).
 
Hiện tại vẫn chưa rõ nhiệm vụ của siêu máy tính này.
 
Siêu máy tính nhanh thứ 3 thế giới
 
 
Jaguar
 
Năm ra đời: 2009
 
Siêu máy tính số một của nước Mỹ được xây dựng vào năm 2005 và được nâng cấp cho tốc độ 1,75 peta-flops (1,75 triệu tỉ phép tính trên giây).
 
80% tài nguyên của Jaguar thuộc về Sở Nghiên Cứu Năng Lượng và dự án Tính Toán Va Chạm Trên Lý Thuyết và Thực Nghiệm.
 
Siêu máy tính nhanh thứ 2 trên thế giới
 
 
Tianhe-1A
 
Năm ra đời: 2010
 
Siêu máy tính số một của Trung Quốc có tốc độ cực nhanh với 2,5 petaflops (2,5 triệu tỉ phép tính trên giây). Tianhe được sử dụng để tính toán trong công việc thăm dò dầu mỏ và mô phỏng máy bay. Ngoài ra nó còn được thuê dùng bởi các nước không có siêu máy tính.
 
Siêu máy tính nhanh nhất thế giới
 
 
K Computer
 
Năm ra đời: 2011
 
Nhật Bản gây cú sốc lớn với bước nhảy vọt trong việc sản xuất siêu máy tính. K Computer có tốc độ xử lý 8,162 peta-flops (8,162 triệu tỉ phép tính trên giây), nhanh hơn 3 lần so với Tianhe. Với kinh phí đầu tư 1,4 tỉ USD và 5 năm xây dựng, siêu máy tính này sẽ có nhiệm vụ dự đoán thảm họa thiên nhiên, sự thay đổi của thời tiết và khí tượng học.
 
Siêu máy tính trong tương lai
 
 
Blue Gene/Q “Mira”
 
Năm ra đời: 2012
 
IBM dự định sẽ giành lấy vương miện siêu máy tính với Mira, nó có tốc độ 10 peta-flops (10 triệu tỉ phép tính trên giây), nhanh gấp 4 lần so với Tianhe-1A. Trong số 16 dự án dành cho Mira, Sở Năng Lượng dự định sử dụng siêu máy tính này để dự báo thời tiết, thiết kế pin xe hơi hiệu quả hơn và quan sát sự phát triển của vũ trụ.
 
Exa-Scale Computer
 
 
Năm ra đời: 2018 - 2020
 
Exa-Scale có thể sẽ nhanh hơn tới 1000 lần so với siêu máy tính nhanh nhất hiện nay, nó có thể đếm được từng vì sao trong dải ngân hà chỉ trong vòng 20 phút.
 
Chính phủ tin tưởng vào sự phát triển của công nghệ tương lai tới mức đã trích sẵn 126 triệu USD trong năm 2012 để đầu tư cho chiếc siêu máy tính này. Tuy nhiên đây vẫn là một concept không tưởng, trong năm nay IBM cũng đã được rót 24 triệu USD để nghiên cứu loại chip mới dành cho siêu máy tính.
 
Cơ Quan Nghiên Cứu Quốc Phòng đã đặt sẵn đơn hàng những mẫu thử nghiệm cho Intel và Nvidia. Tuy nhiên nhiệm vụ nghiên cứu khai thác dầu mỏ, nghiên cứu thời tiết và tài chính có lẽ sẽ thực tế hơn tại thời điểm hiện tại.
 
Chiếc máy tính để bàn nhanh nhất thế giới.
 
 
Falcon Northwest
 
Năm ra đời: 2011
 
Một chiếc Falcon Northwest Mach V đầy đủ được trang bị nhiều card màn hình, 24GB Ram, tất cả linh kiện đều thuộc hàng tối tân trong thị trường máy tính bàn hiện nay. Nó có thể xuất hình ảnh ra nhiều màn hình khác nhau. Đây là chiếc máy tính nhanh nhất thế giới dành cho các gamer với khả năng hiển thị hình ảnh 60 khung hình/ giây ở độ phân giải cao nhất. Tất nhiên giá cả nó cũng không hề rẻ, khoảng 18.667 USD.
 
Chiếc máy tính chơi cờ vua giỏi nhất thế giới
 
 
IBM Deep Blue
 
Năm ra đời: 1997
 
Đây là chiếc máy tính đã đánh bại đại kiện tướng cờ vua Garry Kasparov (được coi là kỳ thủ cờ vua mạnh nhất trong lịch sử). Sau khi thua Kasparov với tỉ số 2-4 trong năm 1996, Deep Blue được nâng cấp và thắng lại với tỉ số 3,5-2,5. Kasparov luôn khẳng định rằng chiếc máy tính này đã “chơi bẩn” trong ván quyết định và đòi được đấu lại. Tuy nhiên IBM từ chối thẳng thừng.
 
Tốc độ của Deep Blue chỉ vào khoảng 11,38 giga-flops (11,38 tỉ phép tính trên giây) nhưng toàn bộ sức mạnh của nó được thiết kế chỉ để chơi cờ vua và có khả năng tính được 20 nước cờ tiếp theo.
 
Tham khảo BusinessInsider

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét